Xây dựng lắp đặt đường dây 22kV, 35kV
Đường dây trung thế trên không là đường dây gồm cột điện cao thế cùng những đường dây nối liền nhau ở phía trên cao. Đường dây trung thế trên không để truyền tải nguồn trung thế lưới điện từ 6kv đến 35kV để cấp cho các trạm biến áp phân phối.
1. Tổng quan về đường dây trung thế trên không
Đường dây trên không bao gồm dãy các cột điện, trên đó có các xà và dây dẫn được treo vào các xà qua các xứ cách điện. Cột điện được chôn xuống đất bằng các móng vững chắc, làm nhiệm vụ đỡ dây ở trên cao so với mặt đất, do đó gọi là đường dây trên không. Trên cột còn có thể treo dây chống sét để sét không đánh trực tiếp vào dây dẫn.
Cột điện: Cột điện làm bê tông cốt thép hay bằng thép.
- Cột néo và néo góc: cột néo để giữ chắc đầu dây nối vào cột qua chuỗi sứ néo; cột néo góc dùng khi đường dây đổi hướng;
- Cột đỡ và đỡ góc làm nhiệm vụ đỡ dây dẫn nối vào cột qua chuỗi sứ đỡ. Cột đỡ cũng chia ra cột đỡ thẳng và cột đỡ góc. Khi dường dây đổi hướng, nếu góc đổi hướng từ 10 đến 200 thì dùng cột đỡ góc, nếu góc lớn hơn thì dùng cột néo góc.
- Cột cuối dùng ở đầu và cuối đường dây;
- Cột vượt là cột cao hoặc rất cao sử dụng khi đường dây qua chướng ngại cao hoặc rộng như đường dây điện, đường dây thông tin, sông rộng,.. Cột vượt có thể là cột néo hay đỡ;
- Còn có các cột dùng để chuyển vị trí các dây pha (cột đảo pha) và cột để nối các nhánh rẽ (cột rẽ). Cũng có các cột đặc biệt trên đó đặt dao cách ly, tụ bù,…
- Khoảng cách giữa hai điểm treo dây trên hai cột kề nhau gọi là khoảng cột. Nếu hai cột kề nhau là cột néo thì gọi là khoảng cột néo. Khoảng giữa hai cột néo gồm nhiều cột đỡ liên tiếp gọi là khoảng néo. Khoảng néo bao gồm nhiều khoảng cột thường. Khi đường dây vượt qua chướng ngại thì ta có khoảng vượt, khoảng vượt có thể có một hoặc nhiều khoảng cột.
Thi công lắp đặt đường dây trên không 35kv
Dây dẫn: Dây dẫn được làm bằng đồng (M), nhôm (A), nhôm lõi thép (AC), thép (∏K, TK). Có các loại dây dẫn sau:
- Dây đơn chỉ có một sợi duy nhất: thường là dây thép, dây lưỡng kim lõi thép phủ đồng ở ngoài;
- Dây vặn xoắn đồng nhất: nhiều sợi nhỏ (đồng, nhôm hay thép) vặn xoắn lại với nhau;
- Dây vặn xoắn nhôm lõi thép, để tăng độ bền người ta làm lõi thép ở trong, các sợi nhôm ở bên ngoài;
- Dây vặn xoắn nhôm lõi thép có thêm các sợi phụ bằng chất cách điện để tăng bán kính dùng cho điện áp 220 kV trở lên.
Công tác lắp đặt sứ và kéo dải lắp đặt đường dây trung thế
Sứ cách điện và phụ kiện
- Sứ cách điện có thể là sứ dứng hay sứ treo. Sứ đứng dùng cho điện áp trung trở xuống, mỗi dây pha dùng một sứ cắm trên các cọc dỡ đặt trên xà cột. Sứ treo gồm các bát sứ treo nối tiếp thành chuỗi dùng cho điện áp trung đến siêu cao. Có chuỗi sứ đỡ và chuối sứ néo dùng cho cột đỡ và cột néo. Trên chuỗi sứ có thể có các kim của khe hở chống sét và thiết bị điều hòa phân bố điện thế trên chuỗi sứ.
- Dây dẫn được gắn vào chuối sứ nhờ các kẹp dây.
- Đối với đường dây trên không còn có các thiết bị khác như: Quả tạ chống rung để tiêu hao năng lượng do dao động riêng của dây dẫn, chống hiện tượng cộng hưởng tần số dao động riêng với tần số công nghiệp, đảm bảo dây không bị rung. Để chống quá điện áp trên đường dây dùng dây chông sét, nối đát các cột điện, đặt chống sét ống, tạo các khe hở phóng điện.
2. Lắp đặt các thiết bị đóng cắt và bảo vệ đường dây trung thế trên không
Lắp đặt các thiết bị bảo vệ và đóng cắt trên đường dây
a. Chống sét van
Các đường dây trên không dù có được bảo vệ chống sét hay không thì các thiết bị điện nối với chúng đều phải chịu tác dụng của sóng sét truyền từ đường dây đến. Biên độ của quá điện áp khí quyển có thể lớn hơn nhiều điện áp cách điện của thiết bị và sứ cách điện dẫn đến chọc thủng cách điện phá hoại thiết bị. Để bảo vệ các thiết bị trong trạm biến áp triệt tiêu hoặc giảm bớt sóng quá điện áp truyền từ đường dây vào phải dùng các thiết bị chống sét. Các thiết bị chống sét này sẽ hạ thấp biên độ sóng quá điện áp đến trị số an toàn cho cách điện cần được bảo vệ. Ngày nay thường sử dụng các chống sét van để lắp trên đường dây.
b. Cầu dao cách ly lắp trên đường dây
Cầu dao đường dây thường dùng loại ngoài trời có nhiệm vụ chính là để cách ly và phân đoạn các đoạn đường dây trong vận hành hoặc khi sự cố đường dây. Các nhà thầu thi công xây lắp điện khuyên rằng, việc sử dụng cầu dao đường dây phải tuân theo quy định của quy trình thao tác phân đoạn sự cố, tuyệt đối không được thao tác cầu dao đường dây trong điều kiện đường dây có tải và khi có sóng sét đang lan truyền trên đường dây để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
c. Cầu dao phụ tải ngoài trời lắp trên đường dây
Cầu dao phụ tải ngoài trời cũng đóng vai trò như cầu dao cách ly đường dây nhưng vì cầu dao phụ tải 3 pha được trang bị thêm bộ dập hồ quang và lò xo thế năng nên nó có thể đóng cắt trong điều kiện có tải . Tuy vậy điều kiện làm việc của cầu dao ngoài trời còn nhiều hạn chế so với máy cắt vì dòng điện cắt của cầu dao nhỏ và không được trang bị bộ bảo vệ rơle.
d. Máy cắt đường dây Auto reclosers (còn gọi là máy cắt đóng lặp lại)
Máy cắt đường dây có cấu tạo nhỏ gọn, thường dùng loại máy cắt SF-6 hoặc máy cắt chân không. Mỗi máy cắt được trang bị thêm một hộp bộ bảo vệ rơle và một bộ điều khiển PLC được lập trình sẵn. Nó có khả năng làm việc đóng cắt bảo vệ như các máy cắt khác, ngoài ra còn có khả năng tự động đóng điện lặp lại. Nguồn điện cấp cho máy cắt đường dây Auto reclosers lấy trực tiếp ở máy biến áp và ắc quy. Máy cắt đường dây Auto reclosers cho phép làm việc cả 2 chế độ tự động và bằng tay. Máy cắt được kết nối với máy tính, làm việc theo chương trình được cài đặt sẵn trong của máy tính. Có thể điều khiển thao tác, kiểm tra thông số tại chỗ hoặc từ xa.
Lắp đặt máy cắt Auto reclosers trên đường dây
e. Máy biến dòng trung thế lắp trên đường dây
Máy biến dòng ngoài trời làm nhiệm vụ chủ yếu để cấp điện cho công tơ điện tại các điểm đo đếm điện năng tại các ranh giới giữa các điện lực. Ngoài ra tại các vị trí đặt máy cắt đường dây Auto reclosers máy biến dòng làm nhiệm vụ cung cấp dòng điện cho bảo vệ rơle.
f. Máy biến điện áp trung thế lắp trên đường dây
Máy biến điện áp trung thế lắp trên đường dây làm nhiệm vụ chủ yếu để cấp điện áp cho công tơ điện tại các điểm đo đếm điện năng tại các ranh giới giữa các điện lực. Ngoài ra tại các vị trí đặt máy cắt đường dây Auto reclosers máy biến điện áp làm nhiệm vụ cung cấp nguồn điện áp cho bảo vệ rơle.
g. Tụ bù trung thế lắp trên đường dây
Tụ bù trung thế lắp trên đường dây có vai trò tích cực trong việc giảm tổn thất điện năng trên lưới điện. Tụ bù có tác dụng hạn chế công suất vô công phát sinh trên lưới điện cải hiện được cosϕ và giảm được tổn thất điện năng. Tụ bù được đặt trên đường dây thường có điện áp trung áp đến 35kV. Các tụ điện thường đấu tam giác để tăng dung lượng của tụ điện. Việc đóng cắt bảo vệ tụ điện trên đường dây thường dùng cầu chì tự rơi SI- 100.
3. Nhà thầu thi công lắp đặt đường dây trung thế trên không
Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu thi công kéo dải lắp đặt đường dây trung thế trên không thì hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty Xây Lắp Điện Hải Phong nhà thầu xây lắp điện chuyên thi công các dụ án của nghành điện, chuyên thi công lắp đặt trạm biến áp đường dây trên không, đường cáp ngầm điện áp đến 35kv, thi công hệ thống điện công nghiệp.
Công ty Xây Lắp Điện Hải Phong có đội ngũ kỹ sư, công nhân trải qua nhiều năm kinh nghiệm với nhiều dự án thi công xây lắp điện, thi công trạm biến áp và đường dây không. Việc thi công luôn đảm bảo đúng tiến độ, đúng bản vẽ thiết kế, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật. Chúng tôi luôn coi lợi ích của khách hàng là trên hết, nên tính toán mức phí phù hợp trước khi hợp tác với khách hàng.
Chính sách bảo hành: Bảo hành công trình 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu đóng điện.
Chính sách chất lượng: Các thiết bị đưa vào công trình mới 100%, đảm bảo đầy đủ CO,CQ theo TCVN
Để được tư vấn thêm về dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 0906.770.766 - evnhaiphong@gmail.com
Hải Phong hân hạnh được phục vụ Quý vị!