Thi công đế móng cột điện bê tông
Công đoạn thi công đế móng cột điện bê tông cũng là một phần rất quan trọng trong thi công các tuyến đường dây trung thế và hạ thế. Việc thi công móng cột điện đúng kỹ thuật sẽ tạo nên độ vững chắc cho phần chân đế giúp cột điện đứng vững trước sức nặng và độ kéo của dây cáp điện. Đồng thời việc thi công đúng kỹ thuật đảm bảo tính thẩm mỹ công trình và hao tốn ít vật liệu nhất.
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các công đoạn và các bước để thi công móng cột điện bê tông. Kỹ thuật thi công từng bước như thế nào để nhanh nhất và đúng yêu cầu kỹ thuật nhất.
1. Công tác xác định tim mốc, hướng tuyến cột điện
Sau khi đơn vị thi công nhận bàn giao mặt bằng thi công từ chủ đầu tư việc đầu tiên cần làm là xác định vị trí tim mốc hướng tuyến cột điện. Vị trí thi công tuyến cột điện phải nằm trên hướng tuyến đường dây đảm bảo độ sai lệch dịch chuyển trong phạm vi cho phép.
Việc xác định tim mốc và hướng tuyến có thể thực hiện thủ công bằng thước đo mét hoặc thước ngắm thẳng. Tuy nhiên đối với công trình dự án quy hoạch đòi hỏi độ chính xác cao thì đơn vị thi công cần phải sử dụng máy đo đạc trắc địa để xác định.
Bước tiếp theo là phải xác định cao độ cốt nền của dự án công trình. Từ đó mới xác đinh được độ sâu của móng cột điện bê tông cần thi công. Việc xác định cao độ cốt nền cũng rất quan trọng, nó tạo nên tính thẩm mỹ về chiều cao đồng nhất của các cột điện bê tông sau này.
Nhà thầu xác định vị trí tim cột dùng dây căng giác móng cột theo kích thước như trong bản vẽ. Chu vi diện tích đất đào được hoạch định trước, căng thước vạch vôi sau đó mới tiến hành đào.
2. Công tác đào hố móng cột điện
Khi đã xác định được vị trí tim cột, đơn vị thi công dùng dây + đóng cọc gỗ căng giác móng cột theo kích thước như trong bản vẽ thiết kế. Chu vi diện tích đất đào được hoạch định trước, căng thước vạch vôi sau đó mới tiến hành đào.
Thông thường công việc đào hố móng cột điện được thực hiện bằng máy xúc để tăng tính hiệu quả công việc và nhanh chóng. Tuy nhiên có những vị trí máy xúc không thể tới được hoặc đào bằng máy xúc sẽ làm ảnh hưởng tới kết cấu hạng mục phần ngầm, kết cầu công trình phụ cận, khi đó phương pháp đào hố móng bằng thủ công vẫn được áp dụng. Nếu đào móng cột điện bằng máy xúc sau khi đào đến cao độ thiết kế, có thể dùng nhân công tiến hành sửa hố móng bằng phẳng theo đúng kích thước và cao độ thiết kế.
- Hố đào móng cột điện được đào sâu theo thiết kế hoặc theo kinh nghiệm. Tùy theo chiều cao cột điện mà hố móng được đào theo kích thước tương ứng. Với các cột thấp thì kích thước móng cột nhỏ, còn với các cột cao thì kích thước móng cột lớn hơn. Khi đào tạo taluy phù hợp với từng loại đất, đối với đất cấp 1 và 2 dùng ta luy mái đất theo tỷ lệ 1/0,5. Đối với đất cấp 3,4,5 dùng mái ta luy 1/1 hoặc 1/0,75. Trong trường hợp có vị trí đất cát đất sình lầy dùng cọc tre đóng kè, ghép phên nứa giữ cho mái đất không bị sạt lở trong thời gian thi công.
- Hố móng đào xong phải được dọn sạch và được giữ khô bằng cách tạo giếng sâu, tập trung nước dồn, đặt bơm nước (dùng máy bơm tự hành) công suất 8m3/h.
- Kích thước của hố móng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, được nghiêm thu trước khi thi công cốp pha, cốt thép, bê tông móng theo thiết kế.
3. Công tác đóng cọc tre, lót hố móng cột điện
Những vị trí móng cột điện nằm ở vị trí nền đất yếu như mặt ruộng, đáy nền móng có bùn lầy thì nhà thầu cần đóng cọc tre xuống đáy hố móng để tránh móng bị lún, cọc tre được đóng từ giữa đóng ra. Cọc được đóng theo hàng tuần tự.
Sau khi nghiệm thu xong đáy hố đào, Nhà thầu tiến hành rải đá dăm độ dày 10cm sau đó đổ bê tông lót móng mác 100 đá 4x6 dầy 10cm.
4. Công tác ván khuôn móng cột điện
Ván khuôn được gia công theo đúng hình dạng, kích thước tim cốt của các kết cấu theo quy định thiết kế. Khi ghép đảm bảo kín, khít không để mất nước xi măng trong quá trình đổ, đầm bê tông đồng thời bảo vệ bê tông trong khi mới đổ dưới tác động của thời tiết.
Ván khuôn sử dụng cho công trình là ván khuôn thép định hình hoặc ván khuôn gỗ. Ván khuôn đảm bảo hình dạng, kích thước, độ nhẵn bề mặt, độ chặt, độ ổn định, độ võng, độ gồ nghề của ván khuôn theo phương vuông góc với bề mặt phảng có dung sai + 3mm.
Trước khi đổ bê tông, khuôn được làm sạch khỏi bụi mạt cưa, dăm và các chất bẩn khác bằng vòi phun nước sạch.
Công tác ghép ván khuôn thành móng cột điện và lót đáy móng
Tạo khuôn lỗ hố cột điện: Một công việc rất quan trọng trong công tác làm ván khuôn đó là làm khuôn lỗ cột điện để tạo ra một lỗ hình trụ rỗng đặt cột điện vào. Lỗ hình trụ này có đường kính lớn hơn đường kính gốc cột điện cần đặt, thông thường lớn hơn từ 60-120mm tùy theo từng loại cột.
Khuôn lỗ cột điện được làm bằng cót ép hoặc tôn phẳng hoặc lưới nhựa cuộn lại thành hình trụ, dùng dây thép buộc lại tạo sự cố định tránh sự xê dịch của đường kính khuôn. Bên trong khuôn lỗ có dùng thanh chống để tránh khuôn bị méo mó biến dạng trong quá trình đổ bê tông móng cột điện.
Ngoài việc dùng vật liệu cót ép hoặc tôn phẳng thì việc dùng các lưới nhựa hoặc thanh tre đan lại tạo thành khuôn lỗ cột điện cũng hay được dùng. sau khi cuộn lưới nhựa theo đường kính đã định, dùng vỏ bao xi măng bọc bên ngoài để tránh nước xi măng lọt vào khuôn.
Tạo khuôn lỗ hố cột điện bằng lưới nhựa có bọc vỏ bao xi măng bên ngoài
Khuôn lỗ cột điện được đặt vào ván khuôn sau quá trình lót đáy móng, khuôn được đặt ở giữa ván khuôn sao cho thẳng không bị nghiêng hay biến dạng. Sau khi đặt khuôn cần dùng vỏ bao xi măng để bọc lót khuôn tránh bê tông hoặc nước xi măng tràn vào lỗ hố cột trong quá trình đổ bê tông. Dùng cát đổ vào trong khuôn và lèn chặt để định vị khuôn tránh bị móp méo lỗ khuôn trong quá trình đổ bê tông.
Quá trình ghép khuôn và đổ bê tông hoàn thiện
5. Công tác trộn, đổ bê tông móng cột điện
Bê tông được trộn bằng máy trộn bê tông và phải đảm bảo công tác bê tông theo TCVN 5540-91, TCVN 5592-91.
Đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau : Không làm sai lệch cốt thép, cốt pha.
Đổ bê tông liên tục cho tới khi hoàn thành, chiều cao rơi tự do của hốn hợp bê tông không được vượt quá 1,5m.
Dùng đầm dùi để đầm bê tông, khi đầm đảm bảo khoảng cách rung của đầm, đầm bê tông phải đảm bảo đặc chắc, không rỗ, rỗng. Không được làm xê dịch cốt thép trong quá trình đầm bê tông.
Bảo dưỡng các khối bê tông đã đúc bằng nước sạch, số lần và thời gian bảo dưỡng theo tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng bê tông.
6. Tháo dỡ ván khuôn và lấp đất bảo vệ móng
Việc tháo dỡ ván khuôn chỉ được phép tiến hành khi cường độ bê tông đạt yêu cầu theo quy phạm để kết cấu chịu được tải trọng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau.
Khi tháo dỡ ván khuôn cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông. Việc tháo dỡ ván khuôn không được làm chấn động và rung kết cấu bê
Lấp đất bằng thủ công thực hiện theo từng lớp 0,2m cho 1 lớp, san gạt đầm chặt, sau đó mới tiếp tục rải lớp khác và đầm chặt, cứ như vậy cho đến khi đảm bảo tiêu chuẩn theo thiết kế.
7. Nhà thầu thi công móng cột điện bê tông
Công ty Xây Lắp Hải Phong là nhà thầu chuyên thi công móng cột điện bê tông, thi công móng cột điện chiếu sáng, thi công lắp dựng cột điện tuyến dây trung thế hạ thế.
Công ty Xây Lắp Hải Phong nhận báo giá và thi công móng cột điện bê tông theo hình thức trọn gói. Các công việc bao gồm đào hố móng, ghép ván khuôn và đúc đổ bê tông hoàn chỉnh.
Khi quý khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi, Công ty Xây Lắp Hải Phong sẽ báo giá và thi công dự án công trình cho quý vị. Việc thi công sẽ đảm bảo theo yêu cầu thiết kế, đáp ứng đúng kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ chủ đầu tư yêu cầu.
Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu hoặc cần tư vấn kỹ thuật.
Để được tư vấn thêm về dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: Mr Đạt 0933.477.466 - evnhaiphong@gmail.com
Hải Phong hân hạnh được phục vụ Quý vị!