Dựng cột điện bê tông ly tâm

Cột điện bê tông ly tâm có đa dạng kích thước với trọng lượng cột từ vài tạ tới vài tấn tùy theo chiều cao của cột. Do đó cột điện bê tông thường được dựng bằng cẩu chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả nhanh chóng. Phương pháp dựng cột này cần người có kinh nghiệm chuyên môn và sự sáng tạo để có thể dựng cột an toàn.

1. Công tác chuẩn bị trước khi dựng cột điện bê tông

   

     Trước khi dựng cột điện bê tông người lái cẩu phải chuẩn bị và kiểm tra các công tác sau để đảm bảo hiệu quả an toàn trong công tác dựng cột:

- Kiểm tra bê tông móng cột đã đạt cường độ quy định chưa. Chỉ dựng cột khi bê tông đúc móng đạt cường độ tiêu chuẩn.

- Kiểm tra thông số trọng lượng cột và đối chiếu với tải trọng cần cẩu để bố trí cẩu cho phù hợp. Kiểm tra địa hình dựng cột xem có thuận tiện cho việc ra chân, cẩu cột và quay đầu xe. Địa hình dựng cột có bị vướng dây điện, hoặc các chướng ngại vật khác.

- Yêu cầu công nhân vệ sinh sạch sẽ đáy hố lỗ cột điện trước khi dựng cột.

- Vệ sinh sạch sẽ gốc cột trước khi đưa cột vào hố móng

- Người vận hành cẩu cần kết hợp và liên lạc với tổ bộ phận quản lý điện để kiểm tra công tác điện đã được ngắt ra khỏi lưới trước khi dựng cột. Quá trình này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho con người và phương tiện trong quá trình dựng cột gần lưới điện đang mang điện.

2. Dựng cột điện bê tông ly tâm

     

     Tùy theo từng vị trí hố móng và địa hình mà có thể dùng phương pháp dựng cột điện bằng cẩu tự hành hoặc bằng phương pháp thủ công. Thông thường người ta hay dùng cẩu tự hành để dựng cột điện bê tông do hiệu suất thi công nhanh và tốn ít kinh phí. Tuy nhiên có những vị trí địa hình nhỏ hẹp mà cẩu hăọc phương tiện cơ giới không thể vào được thì phương pháp thi công thủ công bằng tời tó lại được áp dụng.

Cot-dung-1

a) Dựng cột điện bê tông bằng cẩu tự hành 

      Trước khi dựng cột điện bằng cẩu tự hành cần tiến hành khảo sát địa hình vị trí dựng cột để có phương án thi công và bố trí phương tiện thuận tiện nhất. Tùy theo chiều cao cột điện và địa hình mà người kỹ thuật hiện trường sẽ bố trí cẩu chuyên dụng có tải trọng và chiều dài thùng xe phù hợp với kích thước cột điện và tải trọng đơn hàng. 

     Công tác dựng cột điện bê tông ly tâm bằng cẩu tự hành được đội ngũ nhân viên lái cẩu thực hiện một cách chuyên nghiệp hiệu quả an toàn. Người vận hành cẩu phải là những người có kinh nghiệm trong thi công dựng cột điện và trong lĩnh vực xây lắp điện. Nhân lực để thực hiện công tác dựng cột điện bê tông ngoài người vận hành cẩu cần có một người làm công tác buộc dây cáp vào cột để cẩu tự hành dựng cột.

     Đối với cột điện tròn ly tâm người công nhân phải buộc dây cáp tại vị trí 2/3 chiều dài cột tính từ gốc, dây buộc dạng sít sao cho cáp không bị tuột lên ngọn cột. Khi cột được cẩu lên cao không cho phép ai đứng dưới hoặc lại gần khu vực cột đang dựng.

     Cột được cẩu đưa vào lỗ hố móng cần từ 2 người để làm công tác chèn cột và căn chỉnh cột. Cột điện được chèn bằng các viên gạch hoặc đá to, căn chỉnh độ thẳng của cột điện đến đâu công tác chèn cột thực hiện đến đó. Công tác căn chỉnh độ thẳng của cột điện bằng quả rọi theo 2 hướng, khi cột đã căn chỉnh thẳng thì tháo dây cáp từ cẩu. Sau khi đã căn chỉnh và chèn cột xong cần trộn bê tông mác 200 để chèn vào khe hở giữa gốc cột tạo độ chắc lâu dài.

Cot-dung-2

Cẩu xếp cột điện lên xe chuẩn bị công tác dựng cột tại hiện trường

Cot-dung-4

Cột điện được đặt thẳng vào lỗ hố cột, công nhân xiết bulong mặt bích

Cot-dung-5

Công tác dựng cột điện tầm xa bằng cẩu chuyên dụng 50 tấn

b) Dựng cột điện bằng tời tó

     Do đặc điểm địa hình không thể dựng cột bằng phuơng pháp cơ giới vì vậy phải chọn phương pháp dựng cột thủ công bằng tó kết hợpPalăng. 

+ Dụng cụ thi công: Sử dụng tó 3 chân kết hợp với Palăng xích và dây cáp.

     Palăng xích là loại xách tay chuyên dụng để nâng các vật nặng với điểm tựa cố định.Palăng có trọng tải 3 tấn hoặc 5 tấn

     Bộ tó có cấu tạo gồm 3 chân, trong đó có 1 chân có quai leo, 1 chân có pát hàn sẵn để gắn tời. Mỗi chân có thể gồm 1 đoạn hoặc nhiều đoạn ghép lại với nhau bằng khớp nối để đạt được chiều dài theo yêu cầu. Phần đầu của tó có móc treo để treo ròng rọc. Sử dụng bộ tó 3 chân có chiều dài tầm 7m-12m

Cot-dung-6

Cột điện được dựng bằng tó 3 chân tại địa hình đồng ruộng

+ Công tác bố trí dụng cụ và nhân lực thi công 

     Khi dựng cột phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ thi công cần thiết như: tời, tó, palang, dây cáp thép, dây thừng, đòn tre, xà beng, búa tạ và những tấm gỗ dày hoặc mề bằng thép để kê chân tó ( để xử lý chống lún trong quá trình dựng cột). Tất cả các dụng cụ dựng cột trên phải được kiểm tra kỹ càng về khả năng chịu lực về chất lượng, số lượng trước khi sử dụng.

     Bố trí nhân lực cho 1 tổ dựng gồm 6 đến 12 người trong đó có 1 người có kinh nghiệm trong công tác chỉ huy dựng cột.  

+ Công tác kiểm tra

     Kiểm tra tải trọng cột điện cần nâng phù hợp với tải làm việc của Palăng. Tải trọng nâng của Palăng phải lớn hơn trọng lượng của cột điện cần nâng.

     Kiểm tra điểm cố định để treo Palăng khi nâng tải phải chắc chắn và chịu được tải trọng cần nâng. Palăng phải được móc chặt vào móc treo và khóa an toàn đã được đóng. Palăng phải được đưa lên đầu tó bằng cáp thép, đưa Palăng lên hoặc xuống bằng puly và dây thừng loại tốt.

     Phải kiểm tra kích thước, quy cách của tó đúng yêu cầu kỹ thuật mới được dùng. Kiểm tra tải trọng của palăng và các chi tiết chịu lực như bánh xe, dây xích móc, chốt.  Kiểm tra dây xích tải không bị xoắn, rối trong suốt quá trình nâng .

     Phải dùng 3 dây néo bằng cáp thép tối thiểu phi 10 kết hợp với đóng cọc để hãm cho tó không bị lật nghiêng. Phải đóng cọc cố định 3 chân tó đề phòng bị choãi sập.

     Tất cả các công nhân và chỉ huy dựng cột phải được đào tạo an toàn và kỹ thuật thi công dựng cột bằng tó.

+ Công tác vận hành dựng cột bằng tó

     Cột điện được tập kết tại vị trí cần dựng từ trước, các vật tư phụ kiện để phục vụ cho việc dựng cột mới đã chuẩn bị chu đáo

     Công tác đầu tiên và quan trọng để dựng cột điện bằng tời tó là công tác dựng tó 3 chân, góc tó dựng không được nhỏ hơn góc 45 độ. Tại vị trí đặt chân tó phải được chống lún và chống trôi bằng các cọc thế và dây tăng cánh gà để đảm bảo quá trình dựng cột điện không bị nghiêng lật. Nếu các nền đất yếu không đóng được cọc thế thì phải gia cố đế đỡ chân tó hoặc phải dùng cọc xoắn xoáy để hãm dây tăng.

     Sau khi kiểm tra đủ điều kiện an toàn mới tiến hành dựng cột. Tùy theo chiều dài cột điện mà tiến hành bộc dây quại cho hợp lý, buộc dây quại sao cho trọng tâm cột dồn vè gốc cột để khi kéo palăng lên gốc cột trúc xuống. Ví dụ với cột LT 14 dây quại buộc cách gốc cột = 7,5m. Trước khi dựng cột buộc 4 sợi chão nilon vào đầu cột để hỗ trợ palăng khi cột gần được kéo lên theo phương thẳng. Khi cột đã được đưa vào móng được đúc sẵn theo phương thẳng nhanh chóng cô bốn sợi chão theo 4 hướng. Dùng thước ngắm thẳng hoặc dây rọi để căn chỉnh cột thẳng đứng với độ nghiêng dọc tuyến và ngang tuyến £ 1/150 sau đó dùng bê tông # 200 và đá 1x2 chèn cột sau 18 tiếng tiến hành tháo các sợi chão. 

3. Nhà thầu thi công dựng cột điện bê tông

     

     Hải Phong là đơn vị chuyên cung cấp cột điện bê tông và là nhà thầu xây lắp điện chuyên thi công dựng cột điện bê tông ly tâm. Chúng tôi nhận thi công trọn gói hoặc theo yêu cầu về công tác dựng cột điện bê tông.

     Khi quý khách hàng có nhu cầu thi công dựng cột điện bê tông ly tâm hãy liên hệ với chúng tôi, Công ty Xây lắp điện Hải Phong sẽ báo giá và thi công dự án công trình theo yêu cẩu của quý vị. Việc thi công sẽ đảm bảo theo yêu cầu thiết kế, đáp ứng đúng kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ chủ đầu tư yêu cầu.

     Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu hoặc cần tư vấn kỹ thuật.

 

Để được tư vấn thêm về sản phẩm Quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline: Mr Đạt: 0933.477.466       -      evnhaiphong@gmail.com

Hải Phong hân hạnh được phục vụ Quý vị!