Thi công lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng

Thiết kế thi công lắp đặt điện nhà xưởng là công tác thiết kế ra bản vẽ và thi công lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng sao cho phù hợp với những đặc trưng sản xuất cũng như quy mô hoạt động của một doanh nghiệp. Công tác thiết kế thi công lắp đặt điện nhà xưởng thường được thực hiện sau khi xây dựng nhà xưởng và trước trong khi lắp đặt máy móc sản xuất.

      Hệ thống điện trong nhà xưởng là một mảng thi công đặc biệt quan trọng do có ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay nhu cầu về điện cho các khu công nghiệp, nhà xưởng và các nhà máy là khá lớn. Nếu là một doanh nghiệp, có thể bạn sẽ cần được tư vấn và đưa ra các giải pháp tối ưu về điện cho nhà xưởng của mình bởi một đội ngũ kỹ sư chất lượng có uy tín.

      Thông thường quy trình thi công điện nhà xưởng và các công trình sản xuất có chung một số hạng mục điện nhất định. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những hạng mục chính trong thi công điện nhà xưởng và những lưu ý cần thiết để bạn có thêm kiến thức và có khả năng giám sát một số các công đoạn chính được thực hiện bởi nhà thầu.

I. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN NHÀ XƯỞNG, NHÀ MÁY SẢN XUẤT

       Quy trình thiết kế điện hợp quy chuẩn để cho ra một bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng đạt yêu cầu thường tuân theo các trình tự như sau:

  • Thiết kế hệ thống cáp động lực: Yêu cầu phải tính toán chính xác và hợp lý các hệ thống cáp động lực chính trong nhà xưởng. Bản thiết kế đòi hỏi đảm bảo tính kỹ thuật cho đường dây và đem lại hiệu quả hoạt động cao cho nhà xưởng. Tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp với công suất của tải không để tình trạng cáp làm việc quá tải gây phát nhiệt ở cáp và tổn hao điện năng.
  • Thiết kế vị trí lắp đặt thang máng cáp: Yêu cầu của bản thiết kế ngoài việc đảm bảo an toàn cho hệ thống dây cáp điện, an toàn cho người sử dụng, vị trí lắp thang máng cáp còn phải mang tính thẩm mỹ cao, gọn và đẹp.
  • Thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng phải được thiết kế và tính toán phù hợp với từng khu vực: khu vực sản xuất, khu vực sinh hoạt,…nhằm đảm bảo cường độ ánh sáng đáp ứng được như cầu sử dụng.
  • Dự phòng các biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống điện: Phát sinh công suất tiêu thụ trong quá trình hoạt động gây quá tải cho đường dây dẫn điện, xuống cấp thiết bị so với bản thiết kế ban đầu là lý do chúng ta phải dự phòng biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống điện thường xuyên.
  • Phương án bảo trì, sửa chữa hệ thống điện: Hoạt động kiểm tra và bảo trì sẽ giúp tăng thời gian sử dụng thiết bị và giảm tối đa chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp nếu có sự cố xảy ra. Chúng ta cần phải đề ra kế hoạch, phương án và các hạng mục cụ thể cho việc bảo trì.
  • Phương án nếu có di dời máy móc, hệ thống điện: Di chuyển hệ thống điện và máy móc có kiên quan đến nơi sản xuất mới đòi hỏi chúng ta cần phải khảo sát kỹ lưỡng, lên kế hoạch chi tiết và đặt ra mốc thời gian hoàn thành cụ thể để đảm bảo doanh nghiệp có thể tái vận hành lại, giảm chi phí do khấu hao thời gian.

4.2.dien-nha-xuong-1

Thi công hệ thống điện nhà xưởng, nhà máy sản xuất

II. THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN NHÀ XƯỞNG

Quy trình thi công điện nhà xưởng bao gồm từng bước như sau:

  • Thi công thang máng cáp: Đây là hệ thống giá đỡ dùng để cố định trục cáp điện cho một phần hoặc toàn hệ thống dây cáp điện. Thang máng cáp được dùng phổ biến không những trong điện nhà xưởng mà còn lắp cho tòa nhà hay các công trình dân dụng khác.
  • Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng: Trục chính của hệ thống cáp điện động lực chính xuất phát phía sau trạm biến áp, đấu nối vào MCCB, sau đó đi vào tủ điện tổng phân phối chính (MSB), cấp nguồn điện cho toàn hệ thống. Hệ thống cáp này có thể đi ngầm dưới đất trong ống HDPE, ống kim loại…hoặc đi nổi và được lắp trên trụ điện, giá đỡ.
  • Lắp tủ điện công nghiệp: Tủ điện tổng phân phối chính là nơi đấu nối các trục cáp chính của toàn bộ hệ thống điện thông qua các thiết bị đóng/cắt, bảo vệ được thiết kế ngay từ đầu. Tủ MBS này yêu cầu phải được thi công tủ điện chính xác, cẩn thận, vừa đảm bảo tính kỹ thuật vừa đáp ứng yếu tố thẩm mỹ.
  • Thi công hệ thống điện nhẹ: Gồm các hạng mục như hệ thống chiếu sáng, hệ thống báo cháy nổ, hệ thống camera quan sát, hệ thống điện sinh hoạt.

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi vào chi tiết các hạng mục lắp đặt trên.

1. Thi công lắp đặt thang máng cáp điện cho nhà xưởng

  • Chọn ty treo phù hợp cho thang máng cáp: ty treo cần được cố định chắc chắn, thẳng hàng, cùng độ cao <1.5m là hợp lý.
  • Tiêu chuẩn lắp đặt thang cáp: đòi hỏi kỹ thuật cơ khí, dùng máy mài tay, máy cắt khoan để cắt các góc cạnh, lắp co lên, co xuống co ngang cho đẹp. Thang cáp dẫn trực tiếp nguồn cáp điện đến tủ điện máy sản xuất.
  • Các yếu tố khác: như cố định thang máng ở hai đầu, điểm chính giữa, tránh đung đưa. Nổi te thang máng cáp để tránh dây cáp rò điện gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

4.2.dien-nha-xuong-2

Thi công lắp đặt thang máng cáp cho nhà xưởng

2. Thi công lắp đặt cáp cấp nguồn tổng cho nhà xưởng:

  • Chọn dây dẫn phù hợp với công suất và công suất tổng: đảm bảo an toàn điện cho tất cả thiết bị sử dụng điện trong toàn phân xưởng.
  • Đánh dấu các dây pha cẩn thận: bằng băng keo nhiều màu, đánh dấu ký hiệu để tránh nhầm lẫn. Sắp xếp chúng theo thứ tự sao cho tránh bị chồng chéo gây nhầm lẫn khi đấu nối, bảo dưỡng, bảo trì.
  • Dùng dây rút cố định dây vào thang máng cáp: đảm bảo độ trơn nhẵn cho bề mặt tiếp xúc, bằng phẳng tránh khiến dây cáp bị trầy xước.
  • Chống thấm nước cho dây khi chôn dưới đất: đường dây đi ngầm nên được đặt trong ống PVC, mối đấu nối phải được dán keo cẩn thận.

4.2.dien-nha-xuong-3

Thi công lắp đặt cáp điện cho nhà xưởng:

3. Thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp cho nhà xưởng, nhà máy:

  • Từng khu vực sản xuất nên bố trí tủ điện phân phối nhánh riêng biệt: giúp dễ dàng thao tác, bật/ngắt điện khi xảy ra sự cố mà không làm ảnh hưởng đến các khu vực khác.
  • Dự phòng nguồn điện khi mất điện lưới: ta nên dự phòng thêm máy phát điện và lắp thêm tủ điện chuyển đổi nguồn (ATS) để đảm bảo nguồn điện liên tục cho những khu vực đặc thù không thể bị gián đoạn lâu.
  • Tủ điện điều khiển phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật: đặc trưng của nhà xưởng sản xuất là máy móc hoạt động liên tục với cường độ rất cao, do đó một tủ điện điều khiển đạt tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp tránh gặp phải những sự cố lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.

4.2.dien-nha-xuong-4

Thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp nhà xưởng

4. Thi Công lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng cho nhà xưởng

  • Sự cần thiết của chiếu sáng nhà xưởng: Đối với các doanh nghiệp có nhà xưởng sản xuất, nhà máy, nhà kho việc đầu tư và lắp đặt hệ thống chiếu sáng phù hợp là hạng mục bắt buộc trong thi công lắp đặt hệt thống điện nhà xưởng. Ánh sáng giúp hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục và điều này không những giúp cắt giảm chi phí năng lượng mà còn tạo ra một môi trường làm việc thoải mái,an toàn, năng suất lao động tốt nhất. Tùy vào đặc điểm của loại hình nhà xưởng (xưởng may mặc, sản xuất đồ gỗ, sản xuất cơ khí, kho hàng…) mà mức độ và cường độ chiếu sáng sẽ khác nhau.
  • Yêu cầu lắp đặt: Trong thiết kế và thi công điện chiếu sáng nhà xưởng, vấn đề quan trọng nhất phải quan tâm là đáp ứng yêu cầu về độ rọi và hiệu quả của chiếu sáng đối với thị giác. Ngoài độ rọi, hiệu quả của chiếu sáng còn phụ thuộc quang thông, màu sắc ánh sáng, sự lựa chọn hợp lý các chao chụp đèn, sự bố trí chiếu sáng vừa đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật và mỹ quan hoàn cảnh. Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng, phải nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm, tính chất và nhu cầu sử dụng của từng khu vực trong nhà xưởng một cách kỹ càng để đưa ra các giải pháp phù hợp.
  • Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng công nghiệp: cần lựa chọn cường độ chiếu sáng phù hợp với từng khu vực, nghiên cứu tính chất, đặc trưng của xưởng để chọn: nguồn phát sáng, màu và độ bền thiết bị cho phù hợp.
  • Yêu cầu cho thiết bị điện: có khả năng hạn chế chói lòa, cấp bảo vệ bụi, có khả năng chịu lực, nhiệt độ cao, độ rung và độ ồn tốt.

4.2.dien-nha-xuong-5

Thi Công lắp đặt điện chiếu sáng cho nhà xưởng

5. Thi công lắp đặt hệ thống điện nhẹ, điện sinh hoạt
      Hệ thống camera giám sát giúp chủ nhân nhà máy có thể ngồi một chỗ mà vẫn quan sát được toàn bộ nhà máy cũng như ghi lại quá trình hoạt động của nhà máy. Ngày nay, bất cứ công ty, nhà máy, đơn vị nào cũng trang bị hệ thống camera, vì rất nhiều tiện ích mà nó mang lại.
      Nhà máy sản xuất thường là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ, vì thế, trang bị một hệ thống báo cháy tích hợp âm thanh thông báo cũng là một xu hướng, không những phòng ngừa mà còn giúp hạn chế tối đa những thiệt hại.

6. Nhà thầu thi công lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng

      Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu thi công lắp đặt hệ thống điện cho nhà xưởng nhà máy khu chung cư... thì hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty Xây Lắp Điện Hải Phong nhà thầu chuyên thi công lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng, thi công lắp đặt điện công nghiệp, thi công lắp đặt trạm biến áp và đường cáp ngầm. 

      Công ty Xây Lắp Điện Hải Phong có đội ngũ kỹ sư, công nhân trải qua nhiều năm kinh nghiệm với nhiều dự án thi công lắp đặt điện công nghiệp, thi công lắp đặt điện nhà xưởng tại Hải Phòng, Hải Dương Quảng Ninh và các tỉnh khác. Việc thi công luôn  đảm bảo đúng tiến độ, đúng bản vẽ thiết kế, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật. Chúng tôi luôn coi lợi ích của khách hàng là trên hết, nên tính toán mức phí phù hợp trước khi hợp tác với khách hàng.

 

Chính sách bảo hành:  Bảo hành công trình 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu đóng điện.

Chính sách chất lượng:  Các thiết bị đưa vào công trình mới 100%, đảm bảo đầy đủ CO,CQ theo TCVN

Để được tư vấn thêm về dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ: 

Hotline: 0906.770.766        -      evnhaiphong@gmail.com

Hải Phong hân hạnh được phục vụ Quý vị!