Thí nghiệm, kiểm định trạm biến áp

Việc thí nghiệm bảo dưỡng định kỳ trạm biến áp và các thiết bị điện là công việc khoa học nên làm để đánh giá lại hiện trạng thiết bị sau 1 thời gian hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp có kế hoạch nâng cấp thay thế để chủ động trong việc sản xuất.

I. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM TRẠM BIẾN ÁP

      - Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp, thiết bị điện là tiến hành công việc thí nghiệm thiết bị điện, hệ thống điện định kỳ sau 1 khoảng thời gian (6 tháng, 1 năm, 2 năm…) nhằm đánh giá chất lượng thiết bị, hệ thống hiện tại để chủ động đưa ra kế hoạch hoạt động, nâng cấp, sửa chữa phù hợp đáp ứng kịp thời kế hoạch sản xuất của đơn vị.

      - Do các thiết bị trên lưới điện ngoài trời hay trong các nhà máy xí nghiệp luôn mang điện liên tục nên nhiệt sinh ra khá lớn làm cách điện bị già hóa, chất lượng vật liệu điện bị giảm theo thời gian. Để nắm được thực trạng chất lượng các thiết bị này công tác thí nghiệm phải được thực hiện thường xuyên theo định kỳ để nắm được chất lượng và tuổi thọ của các trang thiết bị điện.

      - Đối với nhà máy, xí nghiệp:  Cần có kế hoạch cắt điện để thí nghiệm định kỳ, phát hiện được những thiết bị chất lượng giảm để từ đó có kế hoạch trùng tu hay đại tu phần điện nhà máy.

      - Đối với lưới điện vận hành nhằm phát hiện ra thiết bị không đảm bảo an toàn vận hành tránh xảy ra sự cố điện >> tăng năng suất, chất lượng phục vụ cung câp điện.

      - Đối với trạm biến áp mới hặc các thiết bị điện chuẩn bị đưa vào vận hành trên lưới truyền tải, công tác thí nghiệm vô cùng quan trọng, bởi nó xác định chất lượng của công trình và thiết bị được đưa vào là tốt, đảm bảo được đưa vào vận hành trên lưới truyền tải.
        - Vậy mục đích của công tác thí nghiệm là kiểm tra đánh giá chất lượng của các thiết bị điện trong công trình và phát hiện các sai sót trước khi đưa các thiết bị này vào vận hành. 

1.6.Thinghiem-TBA-1

Thí nghiệm trạm biến áp, thiết bị điện doanh nghiệp tại Hải Phòng

II. THÍ NGHIỆM ĐỊNH KỲ TRẠM BIẾN ÁP, THIẾT BỊ ĐIỆN

      - Việc tiến hành thí nghiệm, bảo dưỡng định kỳ thường được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 ngày) do đó việc lên kế hoạch chuẩn bị và thực hiện đúng theo kế hoạch là hết sức quan trọng. Trong đó công việc cắt điện để phục vụ công tác thí nghiệm là công việc hàng đầu để đảm bảo an toàn trong công tác thí nghiệm. Công việc này cần phải giao cho người có chuyên môn và kỹ thuật để thực hiện liên hệ với cơ quan điện lực hoặc nhà máy để kết hợp làm công tác cắt điện được tốt nhất. Khi đã có lịch cắt điện cụ thể đội trưởng đội thí nghiệm phải chuẩn bị các máy móc dụng cụ thí nghiệm hệ thống tiếp địa cần thiết cho công tác thí nghiệm để tổ chức thực hiện công việc trên công trường. Trước khi thí nghiệm các thiết bị cần được tháo rời các đầu dây để công tác thí nghiệm được chuẩn xác. Công việc tháo các đầu dây cần được cán bộ kỹ thuật giám sát và đánh dấu các đầu dây để thuận lợi cho công tác đấu nối lại.

     - Việc thí nghiệm định kỳ luôn đi kèm với việc bảo dưỡng thiết bị máy móc. Các thiết bị máy móc qua một thời gian hoạt động thì luôn bụi bẩn, ôxy hóa, các điểm đấu nối có thể bị lỏng do đó việc bảo dưỡng sẽ đảm bảo toàn bộ hệ thống được sạch sẽ, toàn bộ các điểm đấu nối sẽ được xiết lại chặt. Việt bảo dưỡng phần cơ cùng với việc thí nghiệm định kỳ đánh giá chất lượng các thiết bị phần điện cho ta cái nhìn tổng quan về hệ thống điện hiện tại để chủ động phương án vận hành, nâng cấp, sửa chữa phù hợp với kế hoạch sản xuất của đơn vị.

1.6.Thinghiem-TBA-2

Thí nghiệm trạm biến áp, thiết bị điện trước khi đóng điện công trình

III. Ý NGHĨA CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH TRẠM BIẾN ÁP

     - Là cơ sở có tính pháp lý khẳng định công trình (dự án) đã sẵn sàng đưa vào sử dụng vận hành. VD: Khi muốn đóng điện một trạm biến áp điều kiền cần là phải có biên bản thí nghiệm các thiết bị điện đạt yêu cầu kỹ thuật của bên thí nghiệm điện (có thể các trung tâm thí nghiệm, các công ty có chức năng).
     - Công tác thí nghiệm điện là công việc đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng của một công trình về phần điện. Công tác thí nghiệm điện bao gồm các công tác sau:

     + Đánh giá thiết bị, phát hiện những hư hỏng.    
     + Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị trong tổng thể công trình 
     + Đưa ra những kết luận cuối cùng của công trình về mặt điện
     + Công tác đánh giá chất lượng :
     + Đánh giá thiết bị :
        Sử dụng các thiết bị thí nghiệm chuyên dụng tiến hành đo đạc lấy số liệu của từng thiết bị. 
       Sử dụng các thiết bị thử nghiệm thử khả năng chịu đựng của thiết bị theo tiêu chẩn (VD: khả năng chịu đựng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp...).
        So sánh các số liệu đo được giữa các thiết bị cùng loại, giữa các pha với nhau trong máy biến áp và  với các tiêu chuẩn có tính pháp lý( TCVN, IEC, EVN, nhà sx...) để đánh giá thiết bị điện.
     + Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị :
        Dựa vào các thiết kế có tính pháp lý để kiểm tra  sự hoạt động của từng thiết bị có đúng với thiết kế.
        Trên cơ sở kiểm tra này phát hiện những điểm sai trong quá trình thi công cũng như điều bất hợp lý trong thiết kế. 

1.6.Thinghiem-TBA-3

1.6.Thinghiem-TBA-4

Thí nghiệm trạm biến áp thiết bị điện trước khi đóng điện công trình

1.6.Thisnghiem-TBA-5

Trạm biến áp thiết bị điện được thí nghiệm tại hiện trường

IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ CHO KIỂM ĐỊNH TRẠM BIẾN ÁP, THIẾT BỊ ĐIỆN

     - Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2016; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

     - Căn cứ Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh của Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

     - Căn cứ Điều 57 - An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất của Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004:

  • Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về an toàn điện , quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN);
  • Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

     - Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

     - Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

     - Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2017

  • Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng, vận hành;
  • Điều 2 - Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; các tổ chức kiểm định; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

V. ĐƠN VỊ THÍ NGHIỆM TRẠM BIẾN ÁP, THIẾT BỊ ĐIỆN

      - Trung tâm thí nghiệm điện Hải Phòng thuộc CN công ty TNHH MTV thí nghiệm điện Miền Bắc là trung tâm có đầy đủ chức năng và trang thiết bị phục vụ công tác thí nghiệm thiết bị điện tại Hải Phòng.

     - Công ty cổ phần xây lắp Hải Phong là đơn vị dịch vụ thi công lắp đặt bảo dưỡng và thí nghiệm trạm biến áp tại Hải Phòng. Đến với chúng tôi quý công ty sẽ được tư vấn để được dịch vụ tốt nhất.

 

Để được tư vấn thêm về dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ: 

Hotline: 0906.770.766        -      evnhaiphong@gmail.com

Hải Phong hân hạnh được phục vụ Quý vị!