Quy trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình điện
Quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ và tại Điều 5 đến Điều 11 Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng
Thiết kế - dự toán xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành (bao gồm: công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành) sử dụng vốn nhà nước; thực hiện việc Thẩm định/phê duyệt Thiết kế - dự toán xây dựng tại Sở Công Thương như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
Bước 2:
+ Sở Công Thương kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu một lần trong quá trình thẩm định) hoặc trả lại hồ sơ thẩm định trong trường hợp hồ sơ không đảm bảo tính pháp lý hoặc hồ sơ không hợp lệ. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thẩm định, nếu chủ đầu tư không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì Sở Công Thương sẽ dừng việc thẩm định, chủ đầu tư trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
+ Trường hợp Sở Công Thương yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định (Theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 8 Thông tư 18/2016/TT-BXD): Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có văn bản thông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn và ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra; thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 20 ngày (đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt), 15 ngày (đối với công trình cấp II và cấp III) và 10 ngày (đối với công trình còn lại). Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho Sở Công Thương để làm cơ sở thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
Bước 3: Trong thời hạn 40 ngày (đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt), 30 ngày (đối với công trình cấp II và cấp III) và 20 ngày (đối với công trình còn lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán xây dựng công trình.
+ Trường hợp hồ sơ thiết kế - dự toán đạt yêu cầu: Sở Công Thương sẽ ban hành văn bản thông báo kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng, Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
+ Trường hợp hồ sơ thiết kế không đạt yêu cầu: Sở Công Thương thông báo bằng văn bản về những nội dung chưa đạt yêu cầu cần phải sửa đổi và trả hồ sơ. Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn căn cứ nội dung văn bản của Sở Công Thương để hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế, sau đó trình thẩm định lại.
Bước 4: Chủ đầu tư căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện.
Bước 5: Chủ đầu tư nộp bản chụp (photocopy hoặc file PDF) tài liệu thiết kế và dự toán xây dựng công trình (đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định) về Sở Công Thương để quản lý.
(Quy định tại Điều 29 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 18/2016/TT-BXD):
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình thẩm định/phê duyệt thiết kế - dự toán xây dựng công trình: 01 bản.
- Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan.
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình.
- Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình (chỉ nộp lần đầu cho Sở Công Thương, đối với tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn đã nộp hồ sơ cho Sở Công Thương trước đó thì không cần nộp lại).
- Văn bản trình thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
- Dự toán xây dựng công trình.
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Nhà thầu tư vấn thiết kế trạm biến áp, đường dây trung thế
Công ty Xây Lắp Điện Hải Phong là nhà thầu chuyên tư vấn thiết kế thi công trạm biến áp tại các tỉnh thành. Đến với chúng tôi quý khách hàng sẽ được tư vấn và thiết kế trạm biến áp một cách chuyên nghiệp.Dịch vụ tư vấn thiết kế thi công trạm biến áp của công ty Xây Lắp Điện Hải Phong tại các tỉnh thành như: Tư vấn thiết kế trạm biến áp tại Hải Phòng, Tư vấn thiết kế trạm biến áp tại Hải Dương, Tư vấn thiết kế trạm biến áp tại Quảng Ninh, Tư vấn thiết kế trạm biến áp tại Nam Định, Tư vấn thiết kế trạm biến áp tại Thái Bình và các tỉnh thành khác trên toàn quốc....
Các lĩnh vực tư vấn, thiết kế đầu tư xây dựng công trình
- Lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế-kỹ thuật;
- Thiết kế xây dựng công trình gồm thiết kế cơ bản, thiết kế bản vẽ thi công.
- Dịch vụ thẩm tra báo cáo qui hoạch, thẩm tra báo cáo đầu tư, thẩm tra dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế cơ sở, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm tra tổng mức đầu tư, thẩm tra tổng dự toán xây dựng công trình;
- Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Tư vấn giám sát kỹ thuật xây lắp điện (TVGS).
- Các công việc tư vấn đầu tư xây dựng khác.
Để được tư vấn thêm về dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: Mr Đạt 0933.477.466 - evnhaiphong@gmail.com
Hải Phong hân hạnh được phục vụ Quý vị!